Ăn tôm sông hay tôm biển thì tốt hơn? Dù loại tôm nào thì khi có dấu hiệu này cần bỏ ngay kẻo gây độc
Mỗi loại tôm đều có giá trị dinh dưỡng riêng, bạn nên lưu ý để biết.
Tôm là loài động vật sống dưới nước, thuộc lớp giáp xác chân đốt, có giá trị dinh dưỡng phong phú. Tôm có nhiều chủng loại, tùy theo môi trường sống có thể chia thành tôm sông và tôm biển. Vậy loại tôm nào có dinh dưỡng tốt hơn?
Cách phân biệt tôm sông và tôm biển
1. Tôm sông
Tôm sông đúng như tên gọi là loại tôm sống ở vùng nước ngọt như hồ, sông. Loại tôm này có màu xanh lục, kích thước nhỏ, thịt mềm, ngon và bổ dưỡng.
Tôm sông thông thường bao gồm tôm xanh, tôm cỏ, tôm thẻ chân trắng…
2. Tôm biển
Tôm biển là loài tôm sống ở biển, thông thường con cái có màu xanh lam, con đực có màu vàng. Tôm biển thơm ngon, bổ dưỡng, có thể dùng để chế biến nhiều món, được mệnh danh là mỹ vị trong các món ăn.
Các loại tôm biển phổ biến bao gồm tôm sú, tôm he…
Giá trị dinh dưỡng toàn diện của tôm sông, tôm biển
Theo Bảng thành phần thực phẩm, thành phần dinh dưỡng của tôm sông và tôm biển gần như giống nhau, có đôi chút khác biệt.
Tôm sông có hàm lượng chất béo, cholesterol, vitamin A, vitamin E, canxi và kali tương đối cao, trong khi tôm biển có hàm lượng axit nicotinic và selen tương đối cao do sống ở nước biển và có hàm lượng natri cao.
Dù là tôm sông hay tôm biển, chúng đều giàu protein, có giá trị dinh dưỡng cao, thịt mềm, dễ tiêu hóa và giàu khoáng chất như canxi, magie, phốt pho, sắt… So với thịt gia cầm, tôm có hàm lượng chất béo tương đối thấp và chứa nhiều axit béo không bão hòa hơn, có tác dụng nhất định trong việc ngăn ngừa rối loạn lipid máu và bệnh tim mạch.
Tôm có hàm lượng cholesterol cao và giàu taurine, có thể làm giảm cholesterol trong huyết thanh của con người. Tôm còn chứa astaxanthin, chất chống oxy hóa mạnh nhất được phát hiện cho đến nay và có thể chống lão hóa hiệu quả.
Ăn tôm như thế nào cho tốt?
Tôm rất bổ dưỡng và có thể chế biến theo nhiều cách khác nhau như luộc, xào, hấp, kho, nướng, chiên, nấu canh... Trong số đó, việc nấu canh tôm được cho là ít tổn hại đến chất dinh dưỡng nhưng có thể làm cho một số vitamin và khoáng chất hòa tan trong nước. Quá trình hấp giúp tôm ít tiếp xúc với nước hơn so với luộc và do đó, ít bị mất chất dinh dưỡng hòa tan hơn.
Vì vậy, để giảm thất thoát chất dinh dưỡng, nên hấp tôm thay vì nấu canh hoặc chiên để hạn chế tối đa tình trạng mất chất dinh dưỡng và giữ được hương vị nguyên bản của tôm.
Cần lưu ý, ở một số vùng, cách ăn tôm sống rất phổ biến. Cách ăn này không được khuyến khích, tôm gỏi tuy ngon nhưng lại ẩn chứa nguy cơ nhiễm ký sinh trùng.